Sau rạng sáng căng thẳng bởi sự việc các dụng cụ cùng thuốc bị đánh mất, gió sáng sớm đã đổi hướng, bụi đất cuộn quanh những mái lều bạc màu. Nắng gắt đã lên cao, nên không khí cũng đã khô đến nứt nẻ, mang theo mùi thuốc sát khuẩn, mùi thuốc súng cũ còn sót lại trên tấm áo giáp vứt chỏng chơ phía hàng rào.

 

Lam Tịch Dao buộc gọn tóc sau gáy, tay mang găng y tế, bước chân nhanh nhẹn không chút chần chừ. Sau một đêm triển khai quy trình điều trị và phân luồng cứu chữa, sáng nay mọi thứ đã vào khuôn: bệnh nhân được phân loại rõ ràng, khu cách ly được kiểm soát sát sao, nhóm điều dưỡng được chia theo ca trực nghiêm túc. Tình trạng hoảng loạn đã giảm đáng kể, hiệu quả hiện rõ trong từng ánh mắt bớt vẩn đục của người bệnh.

 

Đang trên đường kiểm tra vết thương cho thương binh tại dãy lều phía đông, bước chân cô chợt khựng lại.

 

Một bóng dáng nổi bật hiện ra giữa khoảng sân lổn nhổn đất đá – một người phụ nữ tóc đen, búi thấp gọn gàng, dáng người mảnh mai nhưng không mỏng manh, đang cúi xuống bên cạnh một bé gái tầm bốn, năm tuổi. Cô bé khóc nức nở, đôi mắt sưng mọng, tay ôm bụng co rút.

 

Người phụ nữ trẻ nhẹ nhàng vuốt tóc bé, tay kia khéo léo lấy khăn giấy lau nước mắt, giọng nói hòa cùng tiếng Pháp xen lẫn âm sắc Đức dịu dàng như gió xuân:

 

“Không sao, em không đơn độc đâu. Ở đây có chị, có bác sĩ, có rất nhiều người đang chăm sóc em. Em giỏi lắm rồi, bé con à.”

 

Lam Tịch Dao hơi nhướng mày, rồi bước tới:

 

“Xin chào, tôi có thể giúp gì không?”

 

Người phụ nữ ấy quay lại, ánh mắt màu hạt dẻ long lanh như ánh hồ thu tĩnh lặng. Cô mỉm cười – nụ cười thanh nhã, không tô vẽ mà tựa như được rút ra từ bản giao hưởng yên lành giữa bão dông.

1

 

“Oh, nếu cô có thể giúp thì tốt quá.” Giọng Anh nhẹ nhàng nhưng rõ từng chữ. “Cô bé này đau bụng, khóc mãi không nín. Mấy bác sĩ khác thì đang bận với thương binh nặng rồi.”

 

“Được chứ.” Tịch Dao khẽ gật đầu, quỳ xuống cạnh cô bé, thì thầm bằng tiếng Pháp:

 

“Chouchou, em đau ở đâu thì cứ nói với chị. Chị sẽ giúp em, không cần sợ.”

 

Tuy vậy, cô bé vẫn khóc thút thít, cả người gồng cứng lại, không chịu hợp tác. Tịch Dao hơi cau mày, cô không muốn cưỡng ép trẻ con trong trạng thái sợ hãi.

 

Khi ấy, cô gái nọ chỉ nhẹ nhàng cúi xuống, nói với cô bé vài câu:

 

“Em biết không… đôi khi bạn bụng đang rất đau nhưng không thể nói cho em biết, bạn ấy chỉ biết làm dấu hiệu để nhờ em giúp đỡ, nếu em cho chị ấy sờ vào một chút thôi, chị ấy sẽ nghe được bạn bụng cần gì và giúp bạn ấy hết đau.”

 

Giọng nói nhẹ như lông vũ rơi, nhưng mang một lực dẫn dắt kỳ lạ – chỉ một thoáng, bé gái ngừng khóc, run run gật đầu rồi ngoan ngoãn không phản kháng nữa.

 

Lam Tịch Dao liếc mắt đầy ngạc nhiên. Cô nhanh chóng kiểm tra ổ bụng của bé gái, bụng cô bé hơi phình, khi nhấn đến vùng hố chậu phải, bé giật bắn người và bật khóc.

 

Viêm ruột thừa cấp tính.

 

Lam Tịch Dao kết luận nhanh trong đầu. Cô dịu giọng dỗ bé gái rồi đứng dậy, nói với nhân viên y tế đi cùng:

 

“Chuẩn bị thuốc giảm đau, truyền dịch tạm thời. Nếu sau ba giờ không giảm, thì mở phòng mổ.”

 

Khi mọi việc xong xuôi, cô gái kia kéo nhẹ khẩu trang, nụ cười dãn nở như đóa hoa tường vi:

 

“Cảm ơn cô đã dịu dàng cứu chữa cho con bé.”

1

 

Tịch Dao cũng kéo khẩu trang, ánh mắt trở nên mềm mại:

 

“Là việc tôi phải làm thôi.”

 

Cô gái như sực nhớ điều gì, hơi bật cười, chìa tay ra:

 

“Xin lỗi, quên mất chưa giới thiệu. Tôi là Vân Chi, bác sĩ chuyên khoa thần kinh từ WHO – chuyên điều trị sang chấn tâm lý.”

2

 

Tịch Dao bắt lấy bàn tay trắng trẻo, lạnh dịu:

 

“Tôi là Lam Tịch Dao. Cứ gọi tôi là Tịch Dao. Tôi chỉ mới là sinh viên thôi, chưa là bác sĩ hay dược sĩ chính thức.”

 

“Ồ vậy là em nhỏ hơn chị rồi. Phải gọi chị là ‘chị’ nhé.” Vân Chi nghiêng đầu, giọng điệu ấm áp như rượu ủ.

 

“Chị Vân Chi.” Tịch Dao bật cười nhẹ, rút tay về, gọi một tiếng.

 

“Ơi~” Vân Chi đáp, đôi mắt cong lên như trăng non. Cả hai cùng cười.

 

Tịch Dao nghiêng đầu hỏi:

 

“Chị còn phải đi chữa trị cho ai không?”

 

“Chị chuẩn bị đến trại thương binh. Có vài binh lính bị sốc do chiến trận. Nếu không can thiệp sớm, sau này họ dễ mắc PTSD, ám ảnh rất lâu.” Vân Chi nhớ đến bệnh nhân PTSD đầu tiên mà cô tiếp nhận, hít thở một hơi rồi thở ra nhè nhẹ. “Cứ nghĩ đã là thời bình rồi, sẽ không còn ai bị triệu chứng này bởi chiến tranh nữa.”

 

Tịch Dao dù không học về tâm thần học nhưng cũng biết về PTSD, nó không hiếm gặp nhưng không có nghĩa nó ‘nhẹ’.

 

PTSD còn gọi là rối loạn căng thẳng sau sang chấn, không phải là những vết thương nhìn thấy được bằng mắt thường, mà là từng mảnh vụn ký ức sắc lẹm vẫn cắm sâu trong tâm trí con người, năm tháng cũng không mài mòn nổi. Người mắc phải, mỗi đêm đều như sống lại khoảnh khắc kinh hoàng đã qua, có thể là tiếng súng, âm thanh gào thét hoặc những cái chết trong tầm mắt. Họ hoảng loạn, dễ kích động, không thể ngủ yên, không thể tin ai – thậm chí có khi không thể tin chính bản thân mình. Chỉ cần một âm thanh nhỏ, một hình ảnh mơ hồ, cũng có thể khiến họ phát tác như kẻ mất kiểm soát. Nếu không được can thiệp kịp thời, hậu quả kéo dài dai dẳng suốt đời: tâm thần suy sụp, hành vi lệch chuẩn, nghiện ngập, trầm cảm... và đôi khi là kết thúc bằng chính một phát súng vào đầu. Họ có thể từng là những con người vui vẻ, nhiệt huyết, năng động... nhưng nỗi ám ảnh đã cướp đi phần hồn lành lặn trong họ – để lại một thân xác chỉ đang tồn tại, nhưng bên trong đã vỡ vụn không còn nguyên dạng.

 

Cô nhẹ nhàng gật đầu, đồng cảm. Hai người xoay người đi song song trên nền đất nứt nẻ.

 

“Chị cũng là bác sĩ mà tối qua không tham gia họp à?” Lam Tịch Dao vừa hỏi vừa tháo găng tay.

 


 

“Tối qua chị ở khu phụ nữ mang thai, trấn an họ là ưu tiên hơn cả,” Vân Chi nhẹ giọng. “Nhưng sáng nay có nghe mọi người nói rồi. Sáng kiến em đưa ra rất tốt, cứu được không ít người đấy.”

 

Lam Tịch Dao khẽ cười, chưa kịp nói gì thì Vân Chi đã nghiêng đầu, như vô tình hỏi:

 

“Mà chị hỏi thật… sao em lại chọn đến nơi này? Nguy hiểm lắm.”

 

Tịch Dao không đáp vội, gió sớm thổi qua khiến tà áo blouse bay lất phất. Cô nhìn về phía xa – nơi trại thương binh đang chờ.

 

“Nơi nào càng tồi tệ, càng cần người hơn. Không phải sao?” Giọng cô khẽ vang 

 

“Em muốn chuyến đi này thực sự có ý nghĩa, là thật sự góp một tay, chứ không phải để mang cái mác đi vì nhân đạo, rồi đến nơi chỉ loanh quanh vài việc lặt vặt, chụp vài tấm ảnh rồi về. Như vậy... đâu còn gì gọi là nhân đạo? Gọi là sống ảo thì đúng hơn.”

 

Vân Chi nhìn cô, môi khẽ cong lên. Giọng nói chậm rãi, từng chữ như kim chỉ khâu lại trái tim non trẻ:

 

“Câu trả lời ấy, rất thật. Nhưng chị vẫn muốn nhắc em – lòng dũng cảm là điều đáng quý, nhưng đừng hy sinh nó cho sự liều lĩnh, dù là thân xác hay tinh thần. ”

 

“Thân xác thì em sẽ cố gắng, nhưng tinh thần thì em không sợ,” Lam Tịch Dao mỉm cười. “vì có bác sĩ tâm lý ở đây rồi.”

 

“Vậy bất cứ khi nào cần, em đều có thể tìm chị.”

 

Vân Chi khẽ đáp, gió lướt qua chân váy blouse của hai người, làm tấm rèm bạt của khu trại nhẹ nhàng phất động.

 

Khu lều thương binh, Lam Tịch Dao và Vân Chi cùng vén tấm bạt nặng trịch bước vào. Trước mắt họ là gần hai chục thương binh – người thì băng kín ngực, kẻ cụt chân, có người nằm bất động mắt mở trân, như thể đang nhìn xuyên qua nóc lều lên thứ gì xa xăm.

 

Không gian gần như nặng như chì. Chỉ có tiếng thở khò khè, tiếng kim loại lách cách khi một y tá chỉnh giá treo dịch.

 

Lam Tịch Dao quét mắt một vòng. Vừa bước vào, cô đã ngửi thấy mùi hoại tử lẩn trong mùi mồ hôi ẩm nóng. Ánh mắt đen nhánh chớp nhẹ – trong đầu nhanh chóng phân loại vết thương, độ ưu tiên điều trị.

 

Bên cạnh, Vân Chi tháo găng tay, tháo khẩu trang, đôi mắt màu hạt dẻ khẽ nheo lại. Cô không nói gì ngay.

 

Khác với Tịch Dao – nhìn bệnh nhân như ca lâm sàng, Vân Chi nhìn họ như từng mảnh linh hồn nứt vỡ.

 

Một người đàn ông Trung Mỹ, chừng 30 tuổi, mặt sạm đen, ánh mắt trừng trừng như muốn giết người, hai tay quấn băng đẫm máu, đang vùng vẫy khỏi băng ca. Một quân y da đen cao lớn ghì vai anh ta, quát:

 

“Im đi! Anh đã được khâu xong rồi, đừng lôi chỉ ra ngoài!”

 

Gã thương binh gào lên bằng thứ tiếng Creole lẫn Anh:

 

“Mẹ nó! Bỏ tôi ra! Tôi phải giết bọn khốn đó! Tôi phải giết...! Họ bắn anh tôi! Tôi sẽ–”

 

Tiếng thở hồng hộc, nước dãi văng ra. Ánh mắt lạc đi, máu nổi gân.

 

Lam Tịch Dao nheo mắt – cơn hoảng loạn hậu chấn thương điển hình.

 

Cô định tiến lên giúp quân y kia tiêm an thần, nhưng Vân Chi đưa tay chặn nhẹ.

 

“Khoan.”

 

Lam Tịch Dao nghiêng đầu nhìn.

 

Vân Chi khẽ nhếch môi, ánh mắt không hề né tránh cái nhìn hoang dại của thương binh kia.

 

Cô thả người ngồi xổm ngang tầm mắt hắn, hai tay đặt lên đầu gối, lưng thẳng, ánh mắt bình tĩnh đến lạnh lẽo:

 

“Anh nhìn tôi đi.”

 

Giọng nói rất nhẹ. Nhưng giữa không khí hỗn loạn ấy, lại rõ ràng đến mức như có móng vuốt cào vào màng nhĩ.

 

Gã thương binh gầm khẽ, mắt vẫn đỏ ngầu, nhưng đồng tử giật nhẹ – bị ép giao tiếp ánh mắt.

 

Vân Chi tiếp tục, giọng không thay đổi:

 

“Anh đang ở đây, trong trại y tế. Không còn súng. Không còn ai bắn anh trai anh cả. Ở đây chỉ có bác sĩ, quân y và các quân đội – đang bảo vệ anh.”

 

Cô ngừng một nhịp, hơi cúi gần hơn. Ánh mắt cô sáng lên như ánh đèn soi vào bóng tối:

 

“Nói cho tôi nghe, họ chết như thế nào?”

 

Gã thở mạnh, như bò rống.

 

Vân Chi không sợ, giọng như mũi kim nhọn xuyên qua cuồng loạn:

 

“Nói đi.”

 

“Gào đi.”

 

“Tôi nghe được, tôi sẽ chứng kiến với anh.”

 

Người đàn ông cứng lại.

 

Đôi môi mấp máy.

 

Mắt nhòe nước.

 

Hắn run rẩy, giọng đứt quãng:

 

“Chúng nó... hành hạ anh tôi, bắn anh tôi... ngay mặt tôi... Máu ở khắp nơi... Tôi... tôi không làm gì được...”

 

Nước mắt trào ra.

 

Tiếng gào nức nở ban đầu vỡ vụn thành tiếng khóc.

 

Lam Tịch Dao đứng yên. Đôi mắt đen sâu như nước giếng, nhìn Vân Chi không chớp.

 

Vân Chi đưa tay rất chậm, đặt lên cánh tay dày sẹo của thương binh kia:

 

“Đúng vậy, đau lắm đúng không? Nếu anh giữ lại nỗi đau này suốt sẽ làm anh nổ tung. Nói đi, để tôi giữ hộ anh.”

 

Người đàn ông khóc nấc.

 

Vai co giật.

 

Cuối cùng, hắn gục đầu vào vai Vân Chi, tiếng khóc nghẹn lại.

 

Vân Chi ngồi im, bàn tay nhè nhẹ xoa lưng hắn như xoa lưng đứa trẻ. Ánh mắt cô khi nhìn hắn – không phải ánh mắt của bác sĩ với bệnh nhân, mà là ánh mắt của một con người nhìn một con người khác – tàn tạ nhưng chưa hề tuyệt vọng.

 

Lam Tịch Dao hít một hơi thật khẽ.

 

Cô rất giỏi cầm máu, mổ khẩn, cứu mạng người đang hấp hối. Nhưng thứ Vân Chi làm được hôm nay, cô không làm được.

 

Tịch Dao nhìn bạn đồng nghiệp nhẹ nhàng cúi đầu nói với thương binh đang khóc cạn nước mắt trong tay áo blouse cô ấy:

 

“Khóc hết đi. Từ giờ, ở đây, không ai làm tổn thương anh, cũng sẽ không ai bắt anh phải chứng kiến những điều đáng sợ nữa.”

 

Gió lại thổi qua khe hở lều. Mùi máu cũ lẫn mùi mồ hôi vẫn còn nồng, nhưng... có thứ gì đó nhẹ đi một chút.

 

Lam Tịch Dao rũ mắt, hơi mím môi. Rồi cô thả lỏng vai, bước lên phía trước.

 

“Để em thay băng cho anh ấy. Chị để anh ấy cho em rồi hỗ trợ tiếp người khác đi.”

 

Vân Chi nhìn cô, nở nụ cười dịu dàng:

 

“Cảm ơn, làm phiền em.”

 

Lam Tịch Dao nghiêng đầu.

 

“Ở đây mà nói cảm ơn, ngại lắm chị.”

eyJpdiI6IjdiUmxmUkgzK3B2eUhwUjZGVEFMVnc9PSIsInZhbHVlIjoiUHRoQnpkUEZOMHlQZ3FOT1g3SVlxNXNvZ3Ixc01OVzNydFwvR3E5cW9xUEVjem5YdFpaWDN3aGNHZ200TEZxZmJhRm9BSksxbUIyd0hoZEFzcmdxQU1BPT0iLCJtYWMiOiIyODVjZDRlYzUzYjFmOTM5NGYwYzMzZjQxY2FhNGM3MzllZGY0MTJlZTc0MjJlMDllMDU5NTQyYmE2YmY4MGVlIn0=
eyJpdiI6InBSQlJhQnZ4Q2lBSGtIcFpiM2M4RkE9PSIsInZhbHVlIjoidDRcL3k0TnVZYUNaV1QxMTM3Qm9SckhLdjhUVUVUd21wZFwvalhOXC9EZllCWkNkd1g4R1dFRytQcTlEZDlKWUFMN1dERXVydUxFZlQyOTQzQU0rNkttNGhQQXdPcVpEOHpNMldkMGU2aUdNRnYwWTY5aEZTY3pvT2VLaFVXaDQwWE5PanVOUktWV1p2djN2UEpmMVA3Rlg5VFhJTmR6bXdXNVQwSG5NdXRcL2plWlluQjB0V2d4MlFpSGhnaE1aRDI2dzhGTjNQUnVhRDhPZWt1TWNiUzlKMlVOZUluU3A5Y2cxMDlhZFdPcGJ3RWdYUm9tVXlyQzhnUDhLUmdmQzNIUTRVVWtTc01DVnQyNDVEd0FmTTNIRjFONHpuK01ZT0h3Q05jTityc0ZEWThrTmZjNmhTem9CMjF1bVVJd2I3eXdmIiwibWFjIjoiMzQzMGQ1Y2EzYmRkNmE2ZWI5NzVkNTI4ODZjMThiOGZiN2Q4YzE1YTllNzlkZGEzYTE3ZTVmODFlMWU0NzNlOCJ9

 

Ads
';
Advertisement
x